So sánh sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc
So sánh sâm Ngọc Linh và sâm Hàn Quốc
Nhân sâm là dược liệu cao cấp có tác dụng đại bổ được cả thế giới biết đến. Tuy nhiên, nói đến nhân sâm, người ta nghĩ ngay đến sâm Hàn Quốc (hay còn gọi là sâm Triều Tiên) mà ít ai nhớ đến sâm Ngọc Linh (nhân sâm Việt Nam) – một thượng phẩm còn có giá trị cao hơn sâm Hàn Quốc. Nói như thế để biết rằng chúng ta chưa biết “làm thương hiệu” để đưa cây sâm Ngọc Linh vươn xa ra thế giới.
Thực tế hiện nay, nhân sâm được trồng nhiều ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Do thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu cũng như giống sâm khác nhau mà mỗi nơi lại cho nhân sâm với chất lượng và hoạt chất khác nhau. Sâm Ngọc Linh ở Việt Nam là dược liệu quý được phát hiện từ khoảng những năm 70 của thế kỷ XX trên những đỉnh núi cao hơn 1500m so với mực nước biển, từ đó, người ta mới khám phá ra những tác dụng đặc biệt quý của dược liệu này. So với sâm Hàn Quốc, sâm Ngọc Linh có những khác biệt nhất định về tính chất, công dụng cũng như đặc điểm sinh trưởng.
Trên thị trường hiện nay rất nhiều loại nhân sâm từ các nước khác nhau để lựa chọn, nhưng có 2 xu hướng phổ biến nhất: một, dùng loại sâm có thương hiệu từ lâu đời- nhân sâm Hàn Quốc; một theo xu hướng ưu tiên dùng hàng Việt- sâm Ngọc Linh. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích và sự khác nhau cơ bản mà 2 loại sâm này đem lại:
1, Khác nhau cơ bản về khí hậu:
Hàn Quốc là đất nước có khí hâu ôn đới quanh năm, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây nhân sâm. Ngoài ra đất đai, nguồn nước và địa hình cũng là những yếu tố quan trọng không kém để làm nên thương hiệu nhân sâm Hàn quốc.
Trong khi đó, Việt Nam lại không có nhiều ưu thế trong trồng và phát triển nguồn dược liệu này. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu, hiện nay nhân sâm chỉ mới được trồng ở giai đoạn thử nghiệm trong quy mô nhỏ, gặp nhiều khó khăn hơn về tự nhiên.
2, Về lịch sử trồng sâm:
Hàn quốc có lịch sử trồng sâm lâu đời từ năm 1567, người dân có kinh nghiệm trồng sâm không chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh của đất nước này. Hơn nữa,những loại sâm núi Hàn Quốc lâu năm được coi là một loại thuốc bổ cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng.
Ở Việt Nam, nhân sâm được nghiên cứu và trồng thành công từ năm 1995. Tuy nhiên do ảnh hưởng lớn của khí hậu như đã trình bày ở trên, Nhân sâm Việt Nam đang được trồng thử nghiệm và được mở rộng quy mô dần từ các vùng núi như Kon Tum và Quảng Ngãi. Trong đó nổi tiếng và đặc trưng nhất là sâm Ngọc Linh đang ngày càng được chú ý về một số tính năng khác biệt. Tuy vậy, do đây là một hình thức nông nghiệp mới,người dân chưa có những kinh nghiệm nhiều nên năng suất thu được khá thấp.
3, Đặc điểm bên ngoài:
Nhân sâm Hàn Quốc:
– củ sâm có phần đầu to và ngắn.
– thân sâm màu vàng, sáng, chắc.
– rễ sâm hầu như mọc từ chân sâm.
– mùi thơm đậm.
Sâm Việt Nam:
Sâm Ngọc Linh ở nước ta mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới và hiện nay chỉ có vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và vùng phụ cận núi Ngọc Linh có thể trồng được sâm có chất lượng tốt. Ngày nay, các khu vực này đều đã có kế hoạch tổ chức lại vùng trồng sâm theo hướng trồng bán hoang dại dưới tán rừng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để trồng và thác dược liệu quý này.
– củ sâm có phần đầu nhỏ và mềm.
– thân sâm màu trắng và xốp.
– rễ sâm hầu hết mọc từ thân sâm.
– mùi thơm nhẹ.
Sâm Hàn Quốc sau khi thu hoạch vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm, phần đầu củ sâm chắc, ngắn và tròn. Thân củ có màu vàng sáng hoàng thổ. Bên trong củ sâm chắc và chất lượng tốt. Thân củ có hình dáng người rõ ràng, trọng lượng nặng và phần rễ chỉ bám vào chân củ chứ không bám nhiều vào thân củ, hơn nữa có mùi thơm đặc trưng của sâm.
Sâm Việt Nam sau thu hoạch thường sạch sẽ, không có đất bám. Đầu củ sâm hơi mềm, thon dài, thân có màu trắng. Cơ cấu bên trong nhìn xốp. Chân sâm hình dáng không rõ ràng và nếu có cùng kích thước với sâm Hàn Quốc thì có trọng lượng nhẹ hơn. Phần rễ chủ yếu bám vào thân hơn là vào chân củ, nhân sâm có mùi thơm nhẹ.
4, Dược tính của mỗi loại:
Cả 2 đều được coi là những loài sâm quý hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có sâm Ngọc Linh mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm lượng saponin trong sâm. Thành phần này quyết định những khác biệt về trị liệu của sâm Việt Nam so với sâm Hàn Quốc.
Cả nhân sâm Việt Nam và nhân sâm Hàn Quốc đều có tác dụng bổ sung, tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng giúp cơ thể phục hồi. Ngoài ra còn có các tác dụng chống lão hóa, kháng độc tố, kích thích điều hòa miễn dịch, tăng sức đề kháng…Ngoài ra, mỗi loại sâm lại có những ưu thế riêng. Sâm Ngọc Linh có tính kháng khuẩn, chống stress tâm lý mà sâm Hàn Quốc không có.
Ngoài ra do môi trường sinh trưởng của cây Sâm hoàn toàn tự nhiên trên đỉnh Ngọc Linh ở độ cao trên 2000m, nên chất lượng của Sâm tốt hơn so với Sâm trồng công nghiệp của Hàn quốc.
5, Giá cả
Nhân sâm Hàn Quốc được trồng với quy mô lớn, với những cánh đồng và khu chuyên canh từ lâu đời, ngoài ra Sâm còn được trồng công nghiệp tại đài loan, trung quốc . Việt Nam diện tích đang được sử dụng để phát triển nhân sâm tương đối nhỏ và được trồng trong môi trường tự nhiên ở độ cao trên 2000m trên đỉnh Ngọc Linh. Mức độ khan hiếm khiến sâm Việt Nam hiện có giá thành khá cao, đôi khi cao hơn so với sâm Hàn Quốc, tuy nhiên với chất lượng vượt trội, Sâm Ngọc Linh đang là lựa chọn của rất nhiều người
Hy vọng với những chia sẻ ở trên phần nào giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nhân sâm tốt và chất lượng, để mục đích chăm sóc sức khỏe là tối ưu nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 04 36 888 666 để được tư vấn cũng như hướng dẫn sử dụng nhân sâm tươi một cách hiệu quả và đạt công dụng cao nhất