Phân biệt Sâm Ngọc Linh Thật – Giả

PHÂN BIỆT SÂM NGỌC LINH THẬT VÀ TAM THẤT HOANG

Sâm Ngọc Linh và Tam thất hoang có nhiều nét giống nhau. Gần đây trên thị trường bỗng xôn xao việc mua bán, trao tặng (mua làm quà biếu) các sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh mà dư luận đang xem là loài thảo dược quí hiếm (hơn hẳn các loại sâm nước ngoài) từ đó tạo ra những vụ việc gian lận, giả mạo mà hậu quả là người tiêu dùng cả tin nhận lấy hậu quả

Để giúp mọi người hiểu rõ & phân biệt cây tam thất hoang (là 1 loài cây rất giống với Sâm Ngọc Linh) mà kẻ gian thường pha trộn (thậm chí không pha trộn) vào Sâm Ngọc Linh thật để lừa đảo người tiêu dùng. Thiết nghĩ những miêu tả sau đây phần nào giúp mọi người có một cách nhìn nhận và phân biệt thật giả

Trước tiên, cần tìm hiểu kỹ về sâm Ngọc Linh và những loại nhái lại nó và nếu không tinh thì rất dễ nhầm sâm Ngọc Linh và củ tam thất hoang. Có thể phân biệt sự khác nhau qua hình dạng và mùi vị khác nhau hoàn toàn của sâm Ngọc Linh và tam thất hoang.

  1. Hình Dạng

Tam thất: Có hình dạng dài loằng ngoằng, rất nhiều mắc, trên thân mọc ít nhất 2 đến 13 mắc/năm  (1 năm tam thất có thể tạo thành 2 đến 13 mắc sâm). Tam thất khi nhập về thường bị bẻ hết chỉ để lại một. Củ tam thất không có củ gốc hoặc có nhưng rất nhỏ  và rất ít rễ con xung quanh. Tam thất có rất nhiều loại (tam thất gừng, tam thất móng trâu, tam thất hoang…) Trong đó tam thất hoang là loại gần giống với sâm ngọc linh nhất nên thường dùng làm sâm giả. Tam thất hoang được chia thành 5 loại khác nhau dựa trên màu sắc của lõi tam thất: trắng – đỏ tía – xanh – vàng – xám ghi, và trong 5 loại đó chỉ có loại màu vàng & xám ghi là có thể dùng trực tiếp mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và 3 loại còn lại nếu dùng trực tiếp có thể gây ngứa cổ & phồng rộp miệng hoặc có thể gây chết người.

cu-tam-that

 

Củ tam thất một lúc mọc tận 4 cành nên một năm có thể tạo ra 4 mắc

 

cu-tam-that-2

Lõi tam thất có màu vàng đậm

Sâm Ngọc Linh: Có thể khẳng định chắc chắn rằng hiện nay không còn sâm tự nhiên vì đã bị con người tận diệt từ năm 1997 do giá trị và sự quý hiếm của nó: củ sâm có củ gốc to – rõ ràng – nhiều rễ  , mỗi năm chỉ mọc một thân và rụng tạo thành một mắc sâm. Lõi sâm ngọc linh màu vàng hoặc có thể có màu tím nhạt ở phần lõi thân.

sam-ngoc-linh

Sâm Ngọc Linh

2. Mùi & vị :

Tam thất hoang khá dễ nhận biết vì không có mùi thơm của sâm , vị của nó đắng gắt khó chịu , lát sâm khi nhai cứng và xơ

Sâm Ngọc Linh có mùi thơm dịu , vị đắng  thanh ( ngọt thanh )  đặc trưng của sâm nên nếu  nếm thử sâm ngọc linh và tam thất thì có thể nhận biết được sự khác biệt nhau rất rõ ràng.

3. Hoạt Chất & Kiểm Định :

Tam thất hoang  vẫn có thành phần GR2 , G-RB1 , G-Rg1 tương tự như sâm ngọc linh nhưng tỉ lệ rất ít so với sâm ngọc linh ( vì tam thất hoang là một chi của sâm ngọc linh). Chính vì điều này nên kiểm định mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm ngọc linh nhưng không thể xác định chắc chắn đó có phải là sâm Ngọc Linh hay không.

Sâm Ngọc Linh  có đầy đủ các hoạt chất GR2 ,G-RB1 ,G-Rg1 cao hơn hẳn rất nhiều lần tam thất hoang

Sâm Ngọc Linh và tam thất hoang có những đặc điểm riêng hoàn toàn khác nhau, người mua cần tinh ý và tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ thông tin và đặc điểm trước khi mua để tránh mua phải hàng giả dẫn tới khi dùng sẽ có những tác dụng không mong muốn

Trước tình trạng thật giả lẫn lộn của nhiều loại củ giống Sâm Ngọc Linh hiện nay được ngâm rượu, đóng gói bán tươi và chế biến nhiều kiểu có nguy cơ làm mất đi thương hiệu quý giá của Sâm Ngọc Linh, Viện kiểm nghiệm thuốc TP. HCM xây dựng một Trung tâm kiểm nghiệm Sâm Ngọc Linh & Dược liệu quý tại TP. Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong những tháng cuối năm 2015 nhằm kiểm tra & xác nhận Sâm Ngọc Linh thật, giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Share this post