Sâm Ngọc Linh – ‘Báu vật’ của người Việt
Sâm Ngọc Linh loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển.
Theo GS.TS Trần Công Luận – nguyên giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM, saponin được xem là nhóm hợp chất chính quyết định tác dụng sinh học của sâm Ngọc Linh, cho đến nay vẫn chưa có loài nào vượt trội hơn sâm Ngọc Linh Việt Nam về số lượng và hàm lượng saponin. Trong khi đó, các loại sâm nổi tiếng trên thế giới chỉ chứa khoảng 25 loại saponin khác nhau.
Vùng trồng Sâm Ngọc Linh hầu hết nằm trong các đai rừng phòng hộ với mật độ che phủ đạt trên 80%. Sâm tự nhiên và sâm trồng đều chỉ sinh trưởng và phát triển dưới các tán rừng nguyên sinh, nơi có thảm mục dày.
Do đặc tính sinh thái của củ sâm Ngọc Linh chỉ mọc trên tầng thảm mục mà không mọc dưới đất, nên những vùng có tầng thảm mục dày là nơi có điều kiện lý tưởng cho cây sâm sinh trưởng và phát triển.
Tại Quảng Nam, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh là 15.567 hecta, trong đó tại xã Trà Linh được mệnh danh là thủ phủ sâm Ngọc Linh của huyện Nam Trà My, nơi đây có những vườn sâm bạt ngàn của người Xê Đăng và các vườn sâm gốc của nhà nước.
Xã Trà Linh nằm trên đỉnh Ngọc Linh có độ cao hơn 2.000m, khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điều kiện lý tưởng để củ sâm sinh trưởng bằng dinh dưỡng là lớp mùn dưới tán rừng già nguyên sinh, sâm nơi đây hấp thu trọn vẹn tinh túy núi rừng cũng như linh khí giao thoa của đất trời.
Tác dụng tuyệt vời của sâm Ngọc Linh
Các nghiên cứu đều khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.
Công trình đăng trên Biological and Pharmaceutical Bulletin, tập san y khoa bình duyệt ra hằng tháng của Hiệp hội Dược Nhật Bản, năm 1998. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm tác dụng ức chế đối với kháng nguyên sớm của virus Epstein-Barr (EBV-EA) của 7 saponin phân lập từ thân rễ và rễ của sâm Ngọc Linh.
Kết quả cho thấy, Majonoside-R2 – saponin nhóm Ocotillol chiếm hơn nửa tổng hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh, có tác dụng ức chế đáng kể sự hoạt hóa EBV-EA; và Majornoside-R2 có thể là một tác nhân hóa học giá trị có thể chống lại chất sinh ung thư hóa học.
Trong khi đó, công trình nghiên cứu: “Chất chuyển hóa sesquiterpene lactone mới từ sâm Ngọc Linh” của nhóm tác giả Việt Nam và một nhà nghiên cứu nước ngoài – Poul Erik Hansenf (Khoa Khoa học và môi trường, Đại học Roskilde, Đan Mạch) đã chỉ ra sesquiterpene lactone là một nhóm sản phẩm tự nhiên quan trọng thu được từ nhiều loài cây thuốc, rất đa dạng về cấu trúc và có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe như chống ung thư, chống viêm, kháng u, chống sốt rét, kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm…
Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Sâm Ngọc Linh cũng đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “quốc bảo” của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.
Tại hội thảo: “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia”, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã ký kết biên bản hợp tác ghi nhớ vận động thành lập Hiệp hội Sâm Ngọc Linh Việt Nam.
Cẩn trọng với sâm giả sâm Ngọc Linh
Dược sĩ Đào Kim Long (trưởng đoàn cán bộ đầu tiên tìm ra cây sâm Ngọc Linh) trăn trở với vị trí quốc bảo của sâm Ngọc Linh, khi mà trên thị trường sâm thật, sâm giả rất nhiều, bên cạnh việc phát triển sâm Ngọc Linh thì việc xây dựng thương hiệu chống sản phẩm giả là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Hiện nay, có nhiều loại sâm giả từ các vùng khác về như sâm Trung Quốc, tam thất giả sâm Ngọc Linh. Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật.
Người tiêu dùng cần phân biệt như sau: lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất vị đắng, mùi nồng chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát, thơm đượm đặc trưng của sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.
Những loại củ này gắn logo nhãn hiệu “Ngọc Linh” chưa được sự công nhận, chưa qua khâu kiểm soát, kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng, đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của sâm Ngọc Linh.
Đại lý và Showroom:
⛪️ Showroom: 94 Vũ Phạm Hàm – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
⛪️Đại lý: 37 Lê Lợi – Sóc Sơn – Hà Nội.
⛪️Đại lý: 23 đường Tây Hồ – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội.
⛪️Đại lý: 142 Huỳnh Văn Gấm – Cẩm Lệ – Hòa Vang – Tp.Đà Nẵng.
⛪️Đại lý: 60 Đội Cấn – Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
⛪️Đại lý: 14 Huỳnh Thúc Kháng – Phường 4 – Tp.Đà Lạt.